DO VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG, BỘ XÂY DỰNG TỔ CHỨC
Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành các Thông tư:
Thông tư số 11/2021/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Thông tư số 12/2021/TT-BXD ban hành định mức xây dựng;
Thông tư số 13/2021/TT-BXD hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình.
Ngày 15/09/2021 Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng (VKTXD) tổ chức Hội thảo trực tuyến nhằm làm rõ hơn nội dung của các Thông tư trên cũng như thảo luận các vấn đề thực tiễn khi áp dụng. Tại buổi hội thảo, VKTXD đã nhận và giải đáp nhiều câu hỏi của các đồng nghiệp tham dự. Do thời lượng có hạn nên nhiều câu hỏi chưa kịp giải đáp trên hội thảo. Sau đó VKTXD đã tổ chức biên tập, giải đáp 122 câu hỏi và đăng tải trên website kinhtexaydung.gov.vn.
Nhận thấy đây là các nội dung rất giá trị cho những người làm quản lý dự án xây dựng, định giá xây dựng, làm công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên phạm vi cả nước nên tác giả đã sưu tầm, biên tập lại thành tài liệu này để chia sẻ rộng rãi với các đồng nghiệp. Tài liệu bao gồm:
48 câu về các vấn đề chung
35 câu về việc áp dụng định mức dự toán
09 câu liên quan đến giá xây dựng
30 câu về các vấn đề liên quan
Trong tài liệu tôi trình bày thêm mục lục tiện tra cứu, bổ sung thêm các link tham chiếu văn bản, biên tập lại 1 số câu từ, 1 số lỗi chính tả…
Xin thay mặt các đồng nghiệp hưởng lợi từ điều này gửi lời chân thành cảm ơn tới Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng, ông Viện trưởng và các chuyên gia của Viện Kinh tế xây dựng về những chia sẻ, phổ biến rất quý báu này.
Sau hội nghị trực tuyến phổ biến cơ chế xác định và quản lý chi đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, Viện Kinh tế xây dựng đã nhận được gần 150 câu hỏi. Sau khi nghiên cứu các câu hỏi, Viện Kinh tế xây dựng có ý kiến như sau:
Đối chiếu với thẩm quyền cho phép, Viện Kinh tế xây dựng trả lời câu hỏi để làm rõ hơn cơ chế xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng (các vấn đề chung liên quan đến xác định và quản lý chi phí; các vấn đề liên quan đến viêc áp dụng định mức dự toán; các vấn đề liên quan đến giá xây dựng; các vấn đề liên quan đến việc áp dụng định mức chi phí quản lý dự án, tư vấn).
Đối với một số câu hỏi có liên quan đến việc sửa đổi hoặc bổ sung cơ chế xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, do vượt quá thẩm quyền của Viện Kinh tế xây dựng nên Viện Kinh tế xây dựng ghi nhận để tiếp tục nghiên cứu và báo cáo Bộ Xây dựng trong thời gian tới.
Đối với một số câu hỏi liên quan đến Hợp đồng xây dựng, do tính phức tạp của các vấn đề liên quan đến hợp đồng xây dựng đòi hỏi phải nghiên cứu các hồ sơ của đồng mới có đủ căn cứ để trả lời nên Viện Kinh tế xây dựng chưa trả lời các các câu hỏi này.
Do thời lượng của hội nghị trực tuyến hạn chế nên không thể phổ biến chi tiết nội dung của cơ chế xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành. Do vậy, nếu Quý Đơn vị có nhu cầu cần được phổ biến chi tiết hơn về cơ chế xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đề nghị liên hệ với Viện Kinh tế xây dựng để cùng phối hợp thực hiện.
Trong thời gian tới, Viện Kinh tế xây dựng sẵn sàng tiếp nhận các câu hỏi có liên quan đến cơ chế xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng để có phương án trả lời phù hợp.
Viện Kinh tế xây dựng trân trọng sự quan tâm của Quý vị đến cơ chế, chính sách quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Mọi thông tin liên hệ: Viện Kinh tế xây dựng
Điện thoại: 024 39742152
Email: vienkinhtexd@gmail.com
https://qlda.gxd.vn/van-ban/dau-tu-xay-dung.html
Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng Ban hành định mức xây dựng
Hệ thống tư liệu lập dự toán xây dựng công trình: https://dutoan.gxd.vn (opens new window)
# I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
# 1. Câu hỏi: Các mục chi phí như rà phá bom mìn, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán, các phí thẩm định được tính vào mục nào trong bảng "tổng dự toán"?
Trả lời: Chi phí như rà phá bom mìn; chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán được xác định trong khoản mục chi phí khác của tổng dự toán.
# 2. Câu hỏi: Theo quy định, khi lập dự toán được xác định chi phí vận chuyển máy chuyên dụng. Vậy máy chuyên dụng là máy gì, quy định như thế nào?
Trả lời: Do chưa có quy định tiêu chí định lượng về máy chuyên dụng nên việc xác định chi phí vận chuyển máy chuyên dụng gặp khó khăn khi lập dự toán. Tuỳ theo yêu cầu của công trình, tư vấn có trách nhiệm đánh giá nhu cầu sử dụng máy chuyên dụng để xác định chi phí vận chuyển máy chuyên dụng cần vận chuyển đến công trình.
# 3. Câu hỏi: Việc xác định chi phí chuẩn bị đầu tư cho các công việc lập, thẩm định, phê duyệt… quyết định chủ trương đầu tư (theo nội dung tại Điều 15 Luật Đầu tư công) được xác định như thế nào?
Trả lời: Khi xác định chi phí của các công việc chuẩn bị đầu tư phục vụ việc phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công có thể tham khảo phương pháp xác định chi phí chuẩn bị đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng. Theo đó, một số chi phí xác định theo định mức chi phí hoặc xác định bằng dự toán đối với công việc chuẩn bị dầu tư chưa có định mức chi phí.
# 4. Câu hỏi: Thông tư 11/2021 quy định chi phí gián tiếp có điểm khác với Thông tư 09/2019 là không có chi phí gián tiếp khác. Vậy theo Thông tư số 11/2021 thì chi phí đảm bản an toàn giao thông được tính để vào đâu trong khoản mục chi phí?
Trả lời: Chi phí đảm bảo an toàn giao thông được tính vào khoản mục chi phí khác của dự toán.
# 5. Câu hỏi: Chi phí dự phòng do khối lượng phát sinh: Trường hợp chi phí dự phòng được ấn định theo tỷ lệ % thì chi phí dự phòng này có tính VAT hay không?
Trả lời: Chi phí dự phòng là khoản chi phí được dự tính trước để dự kiến chi phí cho việc phát sinh khối lượng và trượt giá. Do vậy, việc xác định chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh theo tỉ lệ % không phải tính thêm thuế VAT.
# 6. Câu hỏi: Xin làm rõ về dự phòng trong dự toán gói thầu đối với hợp đồng theo đơn giá cố định
Trả lời: Hiện nay chưa có quy định chi tiết việc xác định, sử dụng chi phí dự phòng theo các hình thức hợp đồng. Về nguyên tắc, trường hợp lựa chọn hợp đồng để thực hiện gói thầu theo hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định, chi phí dự phòng của dự toán gói thầu xác định theo quy định. Trong trường hợp này, trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thương thảo, ký kết hợp đồng, các bên liên quan cần quy định việc xác định, sử dụng chi phí dự phòng cho phù hợp với đơn giá cố định của hợp đồng.
# 7. Câu hỏi: Hiện tại, có phải trong Nghị định 10 không còn khái niệm "điều chỉnh cơ cấu TMĐT" như quy định trước đây không?
Trả lời: Nghị định số 10/2021/NĐ-CP quy định việc điều chỉnh cơ cấu của tổng mức đầu tư khi điều chỉnh dự toán làm thay đổi cơ cấu tổng mức đầu tư đã được duyệt.
# 8. Câu hỏi: Theo Khoản 2, Điều 14, Nghị định 10/2021/NĐ-CP Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án. "Các chi phí tính chung cho cả dự án" là các chi phí gì?
Trả lời: Các chi phí tính chung cho cả dự án là các khoản chi phí được sử dụng chung cho cả dự án. Các chi phí tính chung cho cả dự án được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án.
# 9. Câu hỏi: Thông tư mới quy định chi phí khác trong đầu tư xây dựng không bao gồm chi phí lãi vay, rà phá bom mìn, vật nổ, kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư... các khoản thuế tài nguyên... và một số các khoản mục chi phí khác tính chung cho cả dự án. Vậy các chi phí trên tính thế nào?
Trả lời: Tuỳ theo bản chất của từng khoản mục chi phí, chi phí lãi vay, rà phá bom mìn, kiểm toán, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư… các khoản thuế tài nguyên… và một số khoản chi phí tính chung cho cả dự án được xác định theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng...).
# 10. Câu hỏi: Điều nào trong Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư?
Trả lời: Liên quan đến thay đổi cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư khi điều chỉnh dự toán được quy định tại khoản 5 Điều 15 của Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
# 11. Câu hỏi: Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có thể điều chỉnh định mức chi phí không? Chi phí gián tiếp? Chi phí chung? Cách xác định điều chỉnh định mức chi phí?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng sử dụng chung trong phạm vi cả nước. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức xây dựng, ban hành định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành. Do vậy, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành không được quy định điều chỉnh định mức chi phí, chi phí gián tiếp, chi phí chung.
# 12. Câu hỏi: Thông tư 11/2021/TT-BXD có bảng định mức chi phí chung nhưng không hướng dẫn việc tính nội suy. Như vậy là định mức chi phí này không được tính nội suy có đúng không?
Trả lời: Khi xác định định mức chi phí chung theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BXD thì không phải tính nội suy.
# 13. Câu hỏi: Khi xác định chi phí theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BXD, định mức chi phí chung, định mức chi phí nhà tạm tra theo cận trên và không cần nội suy có đúng không?
Trả lời: Khi xác định định mức chi phí chung, định mức nhà tạm thì không phải tính nội suy.
# 14. Câu hỏi: Theo bảng 3.2 Phụ lục III của Thông tư 11/2021/TT-BXD, tại mục 3 hướng dẫn chi phí chung của công tác xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp tính trên chi phí nhân công. Như vậy chi phí chung của công trình xây dựng trạm biến áp được tính trên chi phí nhân công có đúng không?
Trả lời: Chi phí chung của công trình xây dựng trạm biến áp được tính trên chi phí nhân công.
# 15. Câu hỏi: Trong trường hợp công trình lập dự toán tại giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công và không có thông tin về tổng mức đầu tư phê duyệt của công trình thì chi phí chung sẽ được xác định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định, dự toán lập sau bước triển khai thiết kế cơ sở thì tổng mức đầu tư đã có. Vì vậy trường hợp này không xảy ra.
# 16. Câu hỏi: Việc chuyển tiếp từ Thông tư 09/2019/TT-BXD (hướng dẫn chi tiết Nghị định 68/2019/NĐ-CP) sang Thông tư số 11/2021/TT-BXD (hướng dẫn Nghị định 10/2021/NĐ-CP): Nếu các bước trước đã xác định chi phí chung, chi phí nhà tạm theo thông tư 09/2019/TT-BXD thì các bước tiếp theo (khi thông tư 11/2021/TT-BXD đã có hiệu lực), chi phí chung, chi phí nhà tạm xác định theo hướng dẫn tại thông tư nào?
Trả lời: Các trường hợp chuyển tiếp trong xác định chi phí đã được quy định Điều 44 của Nghị định 10/2021/NĐ-CP. Cụ thể: Việc chuyển tiếp về quản lý chi phí đối với các công việc chưa thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 44; Việc cập nhật chi phí đầu tư xây dựng theo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng, các phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng sau khi cơ quan có thẩm quyền ban hành, công bố và có hiệu lực thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 44.
Do câu hỏi không đủ thông tin về tính chất, thời điểm thực hiện các công việc của dự án nên không đủ cơ sở để trả lời cụ thể áp dụng quy định nào.
# 17. Câu hỏi: Hệ số k=0,9 để điều chỉnh định mức chi phí chung, định mức chi phí nhà tạm trong Thông tư 02/2020/TT-BXD còn sử dụng không?
Trả lời: Theo quy định, chỉ những trường hợp xác định chi phí theo các hướng dẫn tại Thông tư 02/2020/TT-BXD thì sử dụng hệ số k=0,9 để điều chỉnh định mức chi phí chung, định mức chi phí nhà tạm.
# 18. Câu hỏi: Đối với dự án chỉ có 1 công trình có được đưa tất cả các chi phí tính chung cho cả dự án của toàn bộ dự án vào công trình không.
Trả lời: Trường hợp dự án chỉ có 01 công trình thì các chi phí chung cho cả dự án của toàn bộ dự án được xác định trong dự toán xây dựng công trình. Trong trường hợp này, dự toán xây dựng công trình được hiểu là tổng dự toán của dự án.
# 19. Câu hỏi: Việc thực hiện chuyển tiếp các Thông tư liên quan đến lập và quản lý chi phí của Bộ Xây dựng thực hiện như thế nào (VD: đã thẩm định trước ngày 15/10 nhưng chưa phê duyệt)?
Trả lời: Các trường hợp chuyển tiếp đã quy định chi tiết tại Điều 44 của Nghị định 10/2021/NĐ-CP. Vì vậy, các Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định 10/2021/NĐ-CP không quy định các nội dung chuyển tiếp.
# 20. Câu hỏi: Đối với các gói thầu xây dựng đã phát hành hồ sơ mời thầu, đến ngày 20/10 mới đóng thầu. Việc cập nhật định mức thực hiện như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, trong trường hợp trường hợp này, việc cập nhật định mức để cập nhật giá gói thầu đối với các gói thầu đã phát hành hồ sơ và đến ngày 20/10 mới đóng thầu do chủ đầu tư xem xét quyết định theo quy định của pháp luật Đấu thầu.
# 21. Câu hỏi: Đối với gói thầu đã phát hành HSMT đến ngày 20/10 mới đóng thầu thì cập nhật thế nào? Các thông tư mới 15/10 có hiệu lực và trong 5 ngày có phải cập nhật không?
Trả lời: Tình huống này tương tự như câu hỏi số 21. Theo quy định, sau 15/10 các Thông tư hướng dẫn Nghị định 10/2021/NĐ-CP có hiệu lực. Tuy nhiên, việc cập giá gói thầu của các gói thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu và đến 20/10 mới đóng thầu do chủ đầu tư xem xét quyết định.
# 22. Câu hỏi: Mục a, b khoản 3 Điều 4 của Thông tư 11/2021/TT-BXD không nêu thứ tự ưu tiên nguồn dữ liệu nên khi vận dụng có thể sẽ có luận chứng, hiểu để vận dụng khác nhau. Ai sẽ có quyền quyết định mang tính pháp lý cao nhất? Hay nguyên tắc so sánh thế nào để chọn cho đúng Luật?
Trả lời: Trong các quy định hiện nay về quản lý chi phí đầu tư xây dựng không có quy định thứ tự ưu tiên về nguồn dữ liệu sử dụng để lựa chọn giá vật tư, thiết bị.
Nguồn thông tin về giá đã được quy định chi tiết trong Thông tư.
# 23. Câu hỏi: Điều 38.3(a) Nghị định 37 đã được sửa đổi trong Nghị định 50 và khẳng định chỉ số giá để điều chỉnh trượt giá là "Chỉ số giá xây dựng". xin được hỏi: Hợp đồng có nhà thầu nước ngoài và/hoặc nhập thiết bị, vật tư nước ngoài – có được phép áp dụng chỉ số giá nước ngoài (có trái với Đ38 NĐ 50/2021)?
Trả lời: Việc sử dụng chỉ số giá nước ngoài để điều chỉnh trượt giá hợp đồng đối với hợp đồng có nhà thầu nước ngoài và/hoặc nhập thiết bị, vật tư nước ngoài cần phải được xem xét cụ thể theo các điều kiện pháp lý ràng buộc của dự án. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án để báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng chỉ số giá nước ngoài để điều chỉnh trượt giá hợp đồng.
# 24. Câu hỏi: Giá thiết bị tại Phu lục 02 của Thông tư 11/2021/TT-BXD có quy định "…Trong quá trình xác định chi phí đầu tư xây dựng, nhà thầu tư vấn có trách nhiệm xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của giá thiết bị khi sử dụng các báo giá, dữ liệu giá nêu trên". Nếu có khác biệt lớn thì xử lý như thế nào? khi Hợp đồng trọn gói hoặc đơn giá cố định.
Trả lời: Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định giá thiết bị có thể được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau và nhà thầu tư vấn có trách nhiệm đánh gía mức độ phù hợp của giá thiết bị khi xác định chi phí của dự án, công trình nhưng chưa có quy định tiêu chí có tính định lượng để đánh giá giá của thiết bị. Trường hợp có sự khác biệt lớn thì nhà thầu tư vấn cần đánh giá mức độ hợp lý của báo giá, dữ liệu giá để loại trừ thông tin không hợp lý. Về nguyên tắc, giá của thiết bị nói chung đã đươc thị trường xác lập mặt bằng giá tùy theo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của thiết bị trừ thiết bị có đặc thù riêng hoặc lần đầu xuất hiện trên thị trường.
# 25. Câu hỏi: Lựa chọn giá cọc bê tông dự ứng lực khi tính trong TMĐT, Dự toán xây dựng công trình thì có phải có tối thiểu 03 báo giá từ các đơn vị cung cấp hay không? Hiện tại một số chủ đầu tư yêu cầu tư vấn phải cung cấp 03 báo giá đối với VLXD vậy có đúng quy định hiện hành không?
Trả lời: Nghị định 10/2021/NĐ-CP và Thông tư 11/2021/TT-BXD không có yêu cầu khi xác định giá vật liệu, cấu kiện xây dựng phải có tối thiểu 03 báo giá từ các đơn vị cung cấp. Lựa chọn giá vật liệu xây dựng đã được quy định cụ thể tại Thông tư 11/2021/TT-BXD. Do pháp luật không quy định nhưng cũng không cấm yêu cầu tư vấn phải cung cấp 03 báo giá nên việc chủ đầu tư yêu cầu tư vấn cung cấp 03 báo giá để lựa chọn giá cọc bê tông dự ứng lực khi xác định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình là quyền của chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, nhà thầu tư vấn cũng có thể thống nhất với chủ đầu tư về sự khó khăn khi phải thực hiện yêu cầu cung cấp 03 báo giá.
# 26. Câu hỏi: Theo Điều 12 của Thông tư 11/2021/TT-BXD, "Việc quy đổi vốn đầu tư xây dựng thực hiện đối với dự án, công trình có thời gian thi công xây dựng lớn hơn 02 năm...". Đối với công trình xây dựng có thời gian thi công 1 năm theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhưng do điều kiện khách quan dài hơn 2 năm thì chủ đầu tư có phải lập quy đổi vốn đầu tư xây dựng không?
Trả lời: Trường hợp thời gian thi công công trình dài hơn 2 năm vì lý do khách quan, chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư nếu dự án có yêu cầu phải quy đổi vốn đầu tư.
# 27. Câu hỏi: Khi quy đổi vốn theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BXD: Chi phí thực hiện hàng năm để quy đổi xác định theo phân khai giá trị khối lượng hoàn thành hay theo giá trị Chủ đầu tư giải ngân hàng năm?
Trả lời: Chi phí thực hiện hàng năm để quy đổi xác định theo giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu bao gồm cả phần phát sinh, bổ sung, điều chỉnh giá (nếu có)
# 28. Câu hỏi: Trong bảng tổng hợp kinh phí hạng mục khi sử dụng bộ đơn giá do địa phương ban hành nên sử dụng theo phương pháp giá công trình hay giá tổng hợp khi bây giờ trong hướng dẫn có thể hiện cụ thể chênh lệch vật liệu.
Trả lời: Mẫu Bảng tổng hợp kinh phí dự toán chi phí xây dựng đưa ra trường hợp tổng quát. Nếu lập dự toán chi phí sử dụng bộ đơn giá xây dựng công trình do địa phương công bố thì có thể tính riêng chênh lệch vật liệu (so với mặt bằng giá tại thời điểm công bố đơn giá xây dựng công trình).
# 29. Câu hỏi: Theo Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 có quy định các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở. Tuy nhiên, theo Thông tư 210/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính thì quy định thu phí thẩm định bước thiết kế bản kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình. Vậy thu như thế nào?
Trả lời: Quy định thu phí thẩm định bước thiết kế bản kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình tại Thông tư 210/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính không phù hợp với yêu cầu thẩm định các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020. Theo quy định, Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định lại thu phí thẩm định các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình và hướng dẫn xử lý chuyển tiếp thực hiện thu phí thẩm định.
# 30. Câu hỏi: Công tác thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng bao gồm: a) Thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng; b) Thẩm định của người quyết định đầu tư. Vậy, mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở (theo Thông tư số 209/2016/TT-BTC) thì đơn vị nào thu phí?
Trả lời: Thông tư 209/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tại Điều 3 của Thông tư có quy định tổ chức thu phí là "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 10 Nghị định 59/2015/NĐ-CP"
Việc áp dụng hay vận dụng để thu phí thẩm định theo quy định tại Luật xây dựng sửa đổi năm 2020, Nghị định 15/2021/NĐ-CP cần có hướng dẫn của Bộ Tài chính.
# 31. Câu hỏi: Trong khoảng thời gian 28 ngày sau khi Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế Bản vẽ thi công - Dự toán thì có được thẩm tra dự toán gói thầu hay không?
Trả lời: Pháp luật không cấm việc chủ đầu tư thuê thẩm tra dự toán gói thầu trong khoảng thời gian 28 ngày sau khi chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán. Tuy nhiên, trong trường hợp này chủ đầu tư cần đánh giá sự cần thiết của việc thuê thẩm tra dự toán gói thầu để đảm bảo phù hợp với quá trình lựa chọn nhà thầu cũng như phù hợp với quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
# 32. Câu hỏi: Trong trường hợp dự toán gói thầu tư vấn không thay đổi so với bảng tổng hợp tổng mức đầu tư đã được người quyết định đầu tư phê duyệt, Chủ đầu tư có cần phải ra quyết định phê duyệt dự toán gói thầu trước khi lựa chọn nhà thầu hay không?
Trả lời: Theo quy định, chủ đầu tư phải thực hiện phê duyệt dự toán gói thầu.
# 33. Câu hỏi: Điểm 4 Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP: Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình của chủ đầu tư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 Luật Xây dựng số 50 sửa đổi bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật số 62 đối với trường hợp này thì chủ đầu tư thẩm định trước khi trình cơ quan chuyên môn hay là chủ đầu tư thẩm định sau khi Thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn?
Trả lời: Chủ đầu tư thực hiện thẩm định dự toán xây dựng công trình sau khi có thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
# 34. Câu hỏi: Điểm c khoản 1 và khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư 11/2021 là rất thông thoáng, phù hợp và đồng bộ với Luật Đầu tư. Tuy vậy nội dung này chỉ nêu giao cho Chủ đầu tư xác định mà không thẩm quyền phê duyệt. Ai duyệt? Vì Điều 117 Nghị định 63/2014 quy định là phải phê duyệt thì mới được thay thế giá gói thầu.
Trả lời: Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thấu để thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
# 35. Câu hỏi: Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2021/TT-BXD – Xác định dự toán gói thầu quy định tại khoản 4, Điều 17 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP: Đối với dự án nhiều gói thầu, khi triển khai dự toán từng gói thầu có phải phê duyệt dự toán xây dựng công trình của toàn bộ dự án hay không?
Trả lời: Khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định dự toán gói thầu khi dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt. Trường hợp dự án gồm nhiều công trình, khi xác định dự toán gói thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2021/TT-BXD thì không cần phải phê duyêt dự toán (tổng dự toán) của toàn bộ dự án. Chỉ trường hợp dự án chỉ có 01 công trình thì dự toán xây dựng công trình là dự toán (tổng dự toán) của toàn bộ dự án.
# 36. Câu hỏi: Thẩm quyền thẩm định điều chỉnh dự toán xây dựng được Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định thực hiện theo Nghị định số 10/2021/NĐ-CP. Như vậy thẩm quyền thẩm định điều chỉnh dự toán xây dựng đối với công trình đã thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng, nhưng không có thay đổi thiết kế cơ sở sẽ thuộc về ai, chủ đầu tư hay cơ quan chuyên môn về xây dựng?
Trả lời: Chủ đầu tư trình cơ quan chuyên môn thẩm định đối với các trường hợp điều chỉnh dự toán do:
Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình.
Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở.
Các trường hợp điều chỉnh dự toán khác sẽ do Chủ đầu tư tự thẩm định.
# 37. Câu hỏi: Đề nghị cho biết có được lập, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu mua sắm hàng hóa theo tổng mức đầu tư được không (trước khi thiết kế kỹ thuật được phê duyệt)?
Trả lời: Pháp luật xây dựng không có quy định cụ thể nhưng cũng không cấm trường hợp xác định dự toán gói thầu mua sắm hàng hóa theo tổng mức đầu tư được duyệt.
Về nguyên tắc, việc xác định dự toán gói thầu nói chung phải dựa trên cơ sở xác định rõ phạm vi, khối lượng, số lượng, chủng loại, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật và các yếu tố khác có liên quan đến gói thầu.
# 38. Câu hỏi: Chủ đầu tư có được chủ động thuê Tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trước khi trình thẩm định không? Chi phí thực hiện như nào?
Trả lời: Chủ đầu tư được quyền chủ động thuê tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán trước khi trình thẩm định. Chi phí thẩm tra được xác định theo quy định của Bộ Xây dựng.
# 39. Câu hỏi: Điều 87 của Luật Xây dựng số 50/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 62/2020 có quy định cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tư vấn thẩm tra thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở. Theo Điều 37 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ trình thẩm định phải gửi kèm kết quả thẩm tra. Vậy muốn gửi thẩm định thì phải có thẩm tra, mà không gửi thẩm định thì sao có văn bản yêu cầu thẩm tra của cơ quan chuyên môn. Như vậy thực hiện như thế nào?
Trả lời: Điều 37 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ trình thẩm định phải gửi kèm kết quả thẩm tra. Theo quy định này, chủ đầu tư phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng kết quả thẩm tra thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở. Trong quá trình thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư thẩm tra khi kết quả thẩm tra chưa đủ cơ sở để thẩm định.
# 40. Câu hỏi: Chủ đầu tư muốn thực hiện công tác thẩm tra thiết kế BVTC và dự toán trước khi trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì có được không? Nếu được thì quy trình thực hiện như thế nào và chi phí trả cho tư vấn thẩm tra lấy từ đâu?
Trả lời: Chủ đầu tư được chủ động thuê tư vấn thẩm tra phục vụ thẩm định. Chi phí thẩm tra được tính trong Tổng mức đầu tư của dự án (trong khoản mục Chi phí tư vấn). Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra được thực hiện như đối với các gói thầu tư vấn khác.
# 41. Câu hỏi: Việc chuyển tiếp thực hiện các Thông tư chưa thấy đề cập trong văn bản.
Dự kiến trên địa bàn tỉnh An Giang:
Ngoại trừ quy định về nhân công và bộ đơn giá XDCT như đề xuất nêu trên; các nội dung còn lại thực hiện theo quy định kể từ ngày 15/10/2021.
Thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh dự toán do áp dụng các Thông tư mới: chủ đầu tư quyết định nếu không vượt tổng mức đầu tư; trường hợp vượt tổng mức: xin cấp thẩm quyền quyết định đầu tư trước khi thực hiện.
Trả lời: Chuyển tiếp đối với từng trường hợp cụ thể đã được quy định tại Điều 44 Nghị định 10/2021/NĐ-CP. Các trường hợp điều chỉnh dự toán, thẩm quyền quyết định cũng đã được quy định trong Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
# 42. Câu hỏi: Điều 17 Nghị định 10/2021/NĐ-CP xác định dự toán gói thầu: Dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi của từng gói thầu phù hợp với thiết kế, phạm vi, tính chất, đặc điểm, điều kiện cụ thể của gói thầu.
Như vậy có thể xác định dự toán gói thầu EPC ngay sau FS được duyệt không?
Trả lời: Pháp luật xây dựng không cấm việc xác định dự toán gói thầu EPC ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt. Tuy nhiên, việc xác định dự toán gói thầu EPC phụ thuộc cơ chế quản lý thực hiện dự án theo hình thức tổng thầu EPC đối với từng dự án cụ thể.
# 43. Câu hỏi: Dự án đang làm có điều chỉnh kết cấu áo đường bê tông nhựa từ 5cm lên 8cm, trong đơn giá hợp đồng ghi bê tông nhựa C12,5 dày 5cm, như vậy khi lập dự toán bê tông nhựa 12,5 dày 8cm chúng tôi coi đó là hạng mục bê tông nhựa đã có trong hợp đồng để tính KL < 20% tính theo đơn giá hợp đồng có đúng không? Hay coi là hạng mục phát sinh mới?
Trả lời: Trường hợp điều chỉnh chiều dày kết cấu áo đường bê tông nhựa từ 5 cm lên 8cm thì đơn giá của loại 8cm khác với đơn giá của loại dày 5cm. Việc sử dụng đơn giá, xác định khối lượng lớn hơn hay nhỏ hơn 20% hoặc coi là hạng mục phát sinh mới cần căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng và các yếu tố khác có liên quan.
# 44. Câu hỏi: Trường hợp xác định Dự toán theo Điều 6 Thông tư 11/2021/TT-BXD thì tên gọi là gì (DT gói thầu hay DT xây dựng công trình)?
Trả lời: Trường hợp này tên gọi là dự toán gói thầu, không gọi là dự toán xây dựng công trình.
# 45. Câu hỏi: Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-BXD "1. Đơn giá xây dựng công trình do UBND cấp tỉnh công bố..." Đề nghị hướng dẫn rõ định kỳ Công bố này và việc áp dụng như thế nào là phù hợp với thời điểm thực hiện công trình khác nhau, vị trí xây dựng khác nhau.
Trả lời: Theo quy định, đơn giá xây dựng công trình do UBND cấp tỉnh công bố. Kỳ công bố được quy định là hàng năm. Theo đó, hàng năm UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xem xét, đánh giá đơn giá xây dựng để có quy định, hướng dẫn kịp thời; trong đó bao gồm cả những hướng dẫn có tính chất chuyển tiếp hoặc quy định riêng theo điều kiện của địa phương.
Khi sử dụng đơn giá xây dựng công trình theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh, nhà thầu tư vấn có trách nhiệm đánh giá sự phù hợp với thời điểm thực hiện của công trình cũng như yếu tố vị trí xây dựng của công trình.
# 46. Câu hỏi: Có được lập dự toán gói thầu MSVTTB theo TKCS hay phải đợi triển khai TKCS mới xác định giá gói thầu.
Trả lời: Đối với gói thầu mua sắm vật tư thiết bị, nếu thiết kế cơ sở có đủ điều kiện để xác định giá gói thầu mua sắm vật tư thiết bị thì tổ chức xác định giá gói thầu này theo thiết kế cơ sở. Tuy nhiên, việc xác định dự toán gói thầu mua sắm vật tư thiết bị cần lưu ý trình tự xác định giá gói thầu, phê duyệt kế hoạch đấu thầu theo quy định.
# 47. Câu hỏi: Xin làm rõ thuật ngữ "Hàm lượng" nêu tại mục 5.4, PL6 Thông tư 13/2021/TT-BXD vì gây khó hiểu (Khi đo bóc KL bê tông "... không trừ thể tích cốt thép có hàm lượng <2% ..").
Trả lời: Thuật ngữ "hàm lượng cốt thép" được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật xây dựng. Hàm lượng cốt thép là chỉ tiêu phản ánh tỉ lệ chiếm chỗ của cốt thép trong bê tông.
Bàn thêm: Theo Ths Ks Mai Tuấn, Trưởng phòng Thẩm định và kiểm soát chất lượng Công ty Quản lý tài sản Viettel nếu sửa "không trừ thể tích cốt thép có hàm lượng < 2% so với thể tích cấu kiện bê tông" thành "không trừ thể tích cốt thép có tổng thể tích < 2% so với thể tích cấu kiện bê tông" thì rõ hơn. Ngoài ra cần quy định thêm nếu ≥2% thì trừ toàn bộ hay trừ phần chênh so với 2%.
# 48. Câu hỏi: Mục 5.4 PL6 Thông tư 13/2021/TT-BXD: Phạm vi của từng "cấu kiện" Cột/dầm/sàn được phân định thế nào (ví dụ: dầm thì toàn bộ dầm hay chỉ trong bước cột).
Trả lời: Quy định về phạm vi cấu kiện trong đo bóc khối lượng xây dựng phục vụ lập và quản lý chi phí đối với công tác bê tông được quy định tại Mục 5.4 Phụ lục VI Thông tư 13/2021/TT-BXD. Cụ thể "Phần bê tông giao giữa cột và dầm nếu có cùng loại cấp phối, mác bê tông và không có yêu cầu phải đúc riêng thì khi đo bóc được đo như bộ phận của dầm".
# II. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN
# 1. Câu hỏi: Công tác đào xúc đất để đắp hoặc đổ đi (mã hiệu AB.24000 (opens new window)) làm rõ tại sao không có đào bằng máy đào 0,8m3. Khi đào xúc đất đổ đi trong trường hợp mặt bằng thi công, đường vào nhỏ hẹp máy đào to không vào được thì xử lý thế nào?
Trả lời: Hệ thống định mức chưa quy định định mức đối với trường hợp này. Định mức cho công tác đào xúc đất cho máy đào 0,8m3 sẽ được tiếp tục nghiên cứu bổ sung trong thời gian tới.
Trường hợp đào xúc đất đổ đi khi mặt bằng thi công, đường vào nhỏ hẹp máy đào to không vào được thì cần phải được phân tích đánh giá để áp dụng định mức hoặc điều chỉnh định mức hoặc xác định định mức mới khi xác định dự toán xây dựng công trình.
# 2. Câu hỏi: Vận chuyển đất mã hiệu AB.41000 (opens new window): tại sao không xây dựng định mức đối với xe ôtô 2,5t khi mặt bằng không cho phép xe vận tải lớn?
Trả lời: Hệ thống định mức dự toán chưa có định mức công tác vận chuyển đất bằng ôtô 2,5t khi mặt bằng không chó phép xe vận tải lớn. Định mức của công tác sẽ được tiếp tục nghiên cứu để ban hành trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu gắn với điều kiện vận chuyển riêng.
# 3. Câu hỏi: Công tác đắp đất nền đường Mã hiệu AB.64000 (opens new window): tại sao lại không có đầm nền đường K98 bằng lu 9T, trong khi đầm cóc có thể đạt K98.
Trả lời: Định mức dự toán công tác đắp đất nền đường được ban hành tương ứng với dây chuyền thi công dắp nền đường gắn với việc sử dụng máy thi công có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng nền đường sau khi đắp.
# 4. Câu hỏi: Khi tính vận chuyển vật liệu cát, đá, xi, đất tại mỏ thì dùng mã AB hay AM?
Trả lời: Cát, đá, xi măng và đất mua tại mỏ vận chuyển (opens new window) về công trình áp dụng mã hiệu AM.23000 (opens new window) và AM.24000 (opens new window).
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng được cấp phép khai thác đất tại mỏ, vận chuyển về để đắp tại công trình áp dụng theo qui định tại mã hiệu AB.41000 (opens new window).
# 5. Câu hỏi: Tại sao hao phí máy vận chuyển đất giữa mã hiệu AB.41000 (opens new window) và mã hiệu AM.23000 (opens new window) lại chênh lệch nhau nhiều vậy (AB.41000 (opens new window) hao phí máy gấp khoảng 4 lần AM.23000 (opens new window)) cùng 1 loại xe máy. Khi nào thì dùng định mức AB, khi nào thì dùng AM, khi nào thì dùng kết hợp cả AB và AM?
Trả lời: Khi so sánh hao phí định mức vận chuyển (opens new window) bằng ô tô giữa mã AB.41000 (opens new window) và AM.23000 (opens new window) cần phải lưu ý chuyển đổi đơn vị tính và loại đường, không so sánh đơn thuần về số học. Việc sử dụng định mức có mã hiệu định mức AB hay AM đã có hướng dẫn cụ thể trong tập định mức. Việc kết hợp sử dụng định mức có mã hiệu BA và AM cần xem xét cụ thể theo điều kiện của dự án, công trình.
# 6. Câu hỏi: Công tác vận chuyển đất đắp dùng mã hiệu AB.41000 (opens new window) hay mã hiệu AM.23000 (opens new window)? Có được nhân thêm hệ số nở rời của đất không? Trong giao thông có định mức như QK; CT; thì áp dụng theo định mức nào?
Trả lời: Việc sử dụng định mức vận chuyển mã hiệu AB hay AM đối với công tác vận chuyển đất đắp đã được quy định trong tập định mức.
Trường hợp áp dụng định mức có mã hiệu AM.23000 (opens new window) phải nhân với hệ số chuyển đổi từ đất tự nhiên sang đất tơi.
Trong công trình giao thông, định mức có mã hiệu QK; CT là mã hiệu định mức riêng của công trình hoặc của chuyên ngành giao thông. Việc áp dụng các định mức này cần xem xét các quy định cụ thể.
# 7. Câu hỏi: Công tác vận chuyển đổ phế thải thừa về bãi đổ thải ta dùng mã AM hay AB?
Trả lời: Định mức quy định vận chuyển đất, đá đào, phá tại công trình để đổ đi. Đối với công tác vận chuyển phế thải thừa về bãi đổ thải, khi áp dụng định mức vận chuyển cần phải phân tích tính chất của loại phees thải thừa để áp dụng định mức. Khi đó cần lưu ý tính chất của phế thải thừa (trọng lượng, thể tích chiếm chỗ..), loại phương tiện vận chuyển, cự ly vận chuyển, lọai đường vận chuyển… để xem xét áp dụng định mức, điều chỉnh hoặc xác định định mức mới cho phù hợp.
# 8. Câu hỏi: Khi tính chi phí vận chuyển vật liệu cát, đá, xi, đất tại mỏ thì dùng mã định mức AB hay AM?
Trả lời: Đối với công tác vận chuyển vật liệu cát, đá… (mua tại nguồn) sử dụng định mức có mã AM; trường hợp nhà thầu khai thác đất tại mỏ cho dự án thì tính sử dụng mã hiệu AB.
# 9. Câu hỏi: Định mức vận chuyển gạch xây bằng ô tô vận tải thùng mã hiệu AM.24000 (opens new window): Đối với ô tô 12 tấn, cự ly 55km đường loại 4 tại tỉnh Lào Cai chi phí vận chuyển là 656 đồng/1 viên gạch, gần bằng chi phí vật liệu. Tôi xin hỏi định mức như trên có hợp lý về mặt chi phí không?
Trả lời: Định mức vận chuyển gạch xây bằng ô tô vận tải thùng mã hiệu AM.24000 (opens new window) đã tính toán đến các điều kiện có ảnh hưởng đến định mức. Việc vận chuyển gạch xây theo phương án sử dụng ô tô 12 tấn với cự ly 55 km trên đường loại 4 nếu có là một phương án có yếu tố đặc thù riêng nên chi phí vận chuyển tính theo định mức có thể là không phù hợp.
# 10. Câu hỏi: Công tác vận chuyển vật liệu bằng thủ công mã hiệu AM.21000 (opens new window) và vận chuyển vật liệu bằng ô tô vận tải thùng mã hiệu AM.24000 (opens new window): Những vật liệu không có trong danh mục của định mức như: Tấm lợp, kính, sơn các loại, vật liệu cấp điện, cấp và thoát nước... thì tính vận chuyển như thế nào?
Trả lời: Tùy theo hình thức biểu hiện giá, đối với các loại vật liệu không có trong danh mục định vận chuyển, chi phí vận chuyển các loại vật liệu được thể hiện thông qua báo giá, hướng dẫn trong công bố giá của địa phương, chào giá hoặc thỏa thuận khi cung cấp vật liệu.
# 11. Câu hỏi: Về áp dụng định mức thi công móng đường và làm rõ hệ số lu lèn cấp phối đá dăm
Thi công móng đường cấp phối đá dăm mã hiệu AD.11200 (opens new window) đang tính chung cho mặt đường có mặt cắt rộng. Trong trường hợp mở rộng mặt đường mặt cắt mở rộng 1m, biện pháp thi công có phù hợp với định mức ban hành không? máy ủi, máy san, máy rải cấp phối thi công thế nào cho lớp base và subbase?
Đề nghị làm rõ hệ số lu lèn cấp phối đá dăm, do tiêu chuẩn ngành thay đổi hay do phương thức sản xuất cấp phối đá dăm thay đổi dẫn đến sự thay đổi về tỷ lệ vật liệu.
Định mức 1242, hệ số lu lèn cấp phối đá dăm là 1,38
Định mức 1776, hệ số lu lèn cấp phối đá dăm là 1,42
Định mức 10, hệ số lu lèn cấp phối đá dăm là 1,34
Trả lời:
Trường hợp mở rộng mặt đường với mặt cắt mở rộng 1m, biện pháp thi công có sự khác với biện pháp thi công mặt đường theo quy định của định mức. Việc sử dụng các máy thi công để thi công trong trường hợp này do nhà thầu tư vấn đề xuất.
Hao phí vật liệu cấp phối đá dăm theo định mức đã được xác định theo TCVN 8859:2011 và bao gồm hao hụt trong khâu thi công.
# 12. Câu hỏi: Thi công mặt đường mã hiệu AD.20000 (opens new window): Với mặt đường <3m, thực tế thi công thảm sẽ không thể dùng máy rải thảm và máy lu như trong định mức ban hành. Có thể thảm tay và dùng lu nhỏ, tại sao lại không bổ sung định mức cho phù hợp với công việc thi công.
Trả lời: Định mức dự toán thi công mặt đường có mã hiệu AD.20000 (opens new window) được xác định tương ứng với dây chuyền thi công có tính phổ biến. Trường hợp thi công mặt đường theo công nghệ thảm tay và sử dụng lu nhỏ là chưa có định mức.
# 13. Câu hỏi: Công tác xây gạch mã hiệu AE.20000 (opens new window): Gạch không nung 6,5x10,5x22, 13x10x22... tại sao không có định mức cho công việc xây móng, tường 22, xây rãnh, ga thoát nước... mà chỉ có công việc xây tường 11? Thực tế công trình sử dụng rất nhiều gạch vì không có định mức nên vẫn phải áp dụng định mức xây gạch đất sét nung. Hao phí vữa xây dựng quá thấp. Xin hỏi bao giờ có đầy đủ định mức cho xây gạch không nung có kích thước phổ thông này?
Trả lời: Định mức dự toán công tác xây gạch không nung mã hiệu AE.82260 (opens new window) mới quy định cho công tác xây tường 11. Tại phần hướng dẫn áp dụng định mức xây gạch không nung của chương 5 của Tập định mức (opens new window) đã hướng xác định định mức hao phí vật liệu, nhân công để xây các kết cấu khác và các loại gạch không nung có kích thước khác. Như vậy, theo quy định hiện hành, định mức cho công tác xây gạch không nung cơ bản đã bao phủ cho các công tác xây loại gạch này.
# 14. Câu hỏi: Công tác lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn bằng thủ công mã hiệu SA.21400 (opens new window) (trọng lượng ≤20 ≤ 50 ≤ 100 ≤ 150 ≤250 ≤350kg): Định mức này quá cao nếu các công trình hạ tầng cải tạo lật nắp ga rãnh lên để nạo vét bùn hoặc sửa chữa nâng cổ ga. Ví dụ: nhân công 3.5/7 chỉ cần tháo dỡ 4,7 tấm đan P<100kg cho 8h làm việc.
Trả lời: Việc áp dụng định mức lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn bằng thủ công mã hiệu SA.21400 (opens new window) đối với công tác lật nắp ga rãnh lên để nạo vét bùn hoặc sử chữa nâng cổ ga là không phù hợp.
# 15. Câu hỏi: Công tác lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn trọng lượng từ 50kg đến 200kg bằng cần cẩu mã hiệu AG.41610 (opens new window): Trên 200kg lắp bằng gì? Có những công trình không có mặt bằng thi công, cấu kiện đến 500kg vẫn phải thi công thủ công. Đề nghị bổ sung công tác lắp đặt bằng máy xúc, cẩu 3T cho công việc này phù hợp với thực tế thi công.
Trả lời: Tiếp thu ý kiến góp ý, định mức cho các công tác lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn bằng máy xúc, cẩu 3 tấn sẽ được nghiên cứu trong thời gian tới.
# 16. Câu hỏi: Công tác ốp gạch mã hiệu AK.31200 (opens new window): Sắp xếp công tác theo tiết diện gạch lộn xộn (định mức sửa chữa tương tự) (0,036-0,048-0,06-0,023-0,045-0,08-0,075)? Đề nghị sắp xếp lại theo tiến diện tăng dần hay nhỏ dần.
Trả lời: Tiếp thu ý kiến góp ý để nghiên cứu.
# 17. Câu hỏi: Công tác lát gạch chống nóng mã hiệu AK.54000 (opens new window): Đề nghị bổ sung công tác lát gạch bê tông nhẹ, đổ bê tông nhẹ theo công nghệ thi công hiện tại.
Trả lời: Tiếp thu ý kiến góp ý để nghiên cứu bổ sung định mức.
# 18. Câu hỏi: Công tác sơn nền, sàn, bề mặt bê tông mã hiệu AK.85400 (opens new window): Định mức sơn trên mặt sàn đã được xử lý. Vậy định mức mài mặt bê tông, xử lý bề mặt bê tông áp dụng định mức nào.
Trả lời: Tiếp thu ý kiến góp ý để nghiên cứu.
# 19. Câu hỏi: Công tác thi công tầng lọc mã hiệu AK.96100 (opens new window): Đề nghị bổ sung công việc thi công tầng lọc bằng thủ công. Các công tác thi công kè tường chắn đều phải có tầng lọc ngược ở lưng chiều cao kè không thể dùng máy ủi 110cv, lu rung 18T thi công được.
Trả lời: Tiếp thu ý kiến góp ý để nghiên cứu.
# 20. Câu hỏi: Hiện nay có rất nhiều vật liệu cho công tác hoàn thiện: trần Cell, trần Clip-in, sàn gỗ công nghiệp... đề nghị bổ sung thêm định mức cho các công việc này. Vận dụng định mức làm sàn gỗ tự nhiên cho sàn gỗ công nghiệp quá cao, trần cũng vậy.
Trả lời: Tiếp thu ý kiến góp ý để nghiên cứu.
# 21. Câu hỏi: Tại Phụ lục III, Thông tư 13/2021/TT-BXD có hướng dẫn xây dựng định mức dự toán mới, sử dụng phiếu khảo sát. Để xây dựng 1 mã định mức cần bao nhiêu phiếu? bao nhiêu công trình? điều tra từ Bắc-Nam hay thế nào?
Trả lời: Việc xác định số lượng phiếu khảo sát để xác định 01 định mức phụ thuộc vào loại công tác, đặc điểm kỹ thuật, điều kiện thi công và một số yếu tố ảnh hưởng đến định mức nên không thể quy định cụ thể số lượng phiếu khảo sát để xác định 01 định mức.
Trường hợp xác định định mức để ban hành áp dụng chung (đối với trách nhiệm của Bộ Xây dựng), để áp dụng trong phạm vi của ngành, của địa phương (đối với các định mức công tác đặc thù), cơ quan, tổ chức được giao xác định các định mức này có trách nhiệm đánh giá số lượng công trình cần xác định định mức và phân bố theo các khu vực, vùng miền.
# 22. Câu hỏi: Trong định mức dự toán xây dựng đã tính những hao hụt nào? Và trong bảng tính chi phí vật liệu đến chân công trình thì phải tính thêm chi phí hao hụt nào?
Trả lời: Định mức dự toán đã bao gồm hao hụt vật liệu trong khâu thi công. Khi xác định chi phí vật liệu đến chân công trình cần tính thêm chi phí hao hụt trong khâu vận chuyển, trung chuyển (nếu có) và bảo quản tại kho (nếu có).
# 23. Câu hỏi: Ở định mức mới sao không có riêng cho dầm superT định mức bê tông và ván khuôn trong, ngoài dầm superT.
Trả lời: Định mức cho các công tác thi công dầm super T sẽ được nghiên cứu xác định trong thời gian tới.
# 24. Câu hỏi: Thông tư 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 chỉ có phụ lục hướng dẫn cách định mức dự toán. Định mức cơ sở xác định theo quy định nào?
Trả lời: Định mức cơ sở được xác định đồng thời với việc xác định định mức dự toán. Theo quy định, hồ sơ báo cáo kết quả xác định định mức dự toán bao gồm kết quả xác định định mức cơ sở.
# 25. Câu hỏi: Nghị định 10/2021/NĐ-CP vẫn bao gồm định mức dự toán, như vậy Đề án theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg (chuyển đổi định mức xây dựng từ định mức dự toán sang định mức năng suất) có được tiếp tục triển khai?
Trả lời: Hiện nay Bộ Xây dựng đang chuẩn bị báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo về việc tiếp tục triển khai Đề án 2038. Trong đó có giải quyết các nhiệm vụ dở dang của Đề án.
# 26. Câu hỏi: Định mức dự toán xác định trên cơ sở định mức cơ sở hay xác định độc lập không nhất thiết phải xác định thông qua định mức cơ sở?
Trả lời: Khi xác định định mức ở bước lập dự toán thì không cần phải xác định định mức cơ sở. Theo quy định, trong giai đoạn thi công, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức khảo sát để hoàn thiện định mức đã xác định ở bước lập dự toán. Cũng theo quy định, định mức cơ sở là cơ sở để xác định định mức dự toán. Do vậy, định mức cơ sở sẽ được xác định đồng thời với định mức dự toán. Mặc dù vậy, trên thực tế có những công tác có thể xác định định mức dự toán độc lập.
# 27. Câu hỏi: Định mức lắp đặt ống thép và phụ tùng lại cắt bỏ định mức cho phần đường kính > 350mm? vậy nếu dùng các đường kính lớn thì phải sử dụng Định mức như thế nào?
Trả lời: Hệ thống định mức dự toán chưa có định mức cho công tác lắp đặt ống thép và phụ tùng có đường kính > 350mm. Theo đó, công tác này thuộc đối tượng cần phải xác định định mức mới.
# 28. Câu hỏi: Chủ đầu tư áp dụng định mức, đơn giá do Sở Xây dựng ban hành, nay lại tổng kết báo cáo Sở là thế nào?
Trả lời: Theo quy định, việc tổng kết báo cáo Sở Xây dựng trong trường hợp chủ đầu tư tổ chức khảo sát để xác định định mức mới, định mức điều chỉnh của công trình trong quá trình thi công xây dựng. Việc báo cáo báo cáo Sở Xây dựng để phục vụ nhiệm vụ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chi phí đầu tư xây dựng và đồng thời để phục nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
# 29. Câu hỏi: Khi tại địa phương có phát sinh các công việc diễn ra thường xuyên nhưng trong định mức chưa ban hành. Thì sau khi xây dựng các định mức đó thì có xin ý kiến Bộ không hay tỉnh tự duyệt được.
Trả lời: Cơ chế quản lý định mức đã quy định rõ đối với việc xác định định mức để áp dụng cho công trình, định mức áp dụng chung hoặc định mức đặc thù của chuyên ngành, của địa phương.
Do vậy, Chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ các quy định về quản lý định mức xây dựng để không để xảy ra tình trạng bất cập khi quản lý chi phí của công trình.
Cơ chế xin ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hay thẩm quyền của UBND cấp tỉnh đối với định mức đã được quy định cụ thể.
# 30. Câu hỏi: Khoan ngầm có định hướng là lĩnh vực công nghệ mới, định mức hiện nay áp dụng chưa phù hợp với thực tế thi công. Thành phần công việc, công tác lắp đặt, thành phần hao phí chưa phù hợp với thực tế. Viện xem xét xây dựng cập nhật lại cho phù hợp với thực tế xây dựng.
Trả lời: Tiếp thu ý kiến góp ý để nghiên cứu.
# 31. Câu hỏi: Đối với các công tác xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng được ban hành, đơn vị thiết kế không lập định mức dự toán mới mà lấy đơn giá tổng hợp trọn gói theo báo giá của các đơn vị cung cấp để nhập vào hồ sơ dự toán. Cách làm như vậy có phù hợp không? VD: trần nhựa 140.000 đ/m2.
Trả lời: Theo quy định, khi xác định dự toán, đơn giá tổng hợp đươc xác định từ định mức cùng với các yếu tố cấu thành đơn giá hoặc xác định theo giá thị trường. Tuy nhiên, do chưa có tiêu chí định lượng quy định loại công tác nào cần phải xác định định mức, loại công tác nào có thể sử dụng giá thị trường. Do vậy, trách nhiệm tư vấn lập dự toán cần phải xác định danh mục công tác cần xác định định mức mới hoặc điều chỉnh nếu công trình có yêu cầu và xác định loại công tác có thể áp dụng theo giá thị trường.
Trong trường hợp của câu hỏi, việc sử dụng báo giá trần nhựa 140.000 đ/m2 để xác định dự toán là chấp nhận được.
# 32. Câu hỏi: Chỉ tiêu giới hạn chảy, giới hạn dẻo là 1 hay 2 chỉ tiêu. Như vậy định mức DC.02003 (đơn vị 1 chỉ tiêu) là đã tính bao gồm chỉ tiêu giới hạn chảy, giới hạn dẻo hay chỉ tính 1 chỉ tiêu trong 2 chỉ tiêu đó.
Trả lời: Việc xác định giới hạn chảy, giới hạn dẻo được thí nghiệm đồng thời theo TCVN4197-2012. Định mức DC.02003 gồm hao phí để thí nghiệm cả chỉ tiêu giới hạn dẻo và giới hạn chảy.
# 33. Câu hỏi: Vận dụng định mức: Sử dụng xà lan 200 tấn để vận chuyển đất không có định mức, áp dụng định mức của xà lan vận chuyển 400 tấn để tính cho xà lan 200 tấn, sử dụng định mức của xà lan 400 tấn nhân 02 để tính toán chi phí cho xà lan 200 tấn, sử dụng tầu kéo 250 cv x2.
Trả lời: Việc vận dụng định mức trong trường hợp này là không phù hợp.
# 34. Câu hỏi: Định mức thử áp lực ống thông gió BB.90400 (opens new window): Thử nghiệm đường ống thông gió, quy cách ống 100->1000mm. Cho hỏi quy cách này là đường kính, chu vi hay là gì ạ. Ống thông gió có loại ống tròn và ống chữ nhật, thì áp dụng quy cách này như thế nào.
Trả lời: Định mức thử áp lực ống thông gió chưa có hướng dẫn cách xác định cụ thể quy cách ống. Tiếp thu ý kiến góp ý để nghiên cứu hoàn thiện định mức.
# 35. Câu hỏi: Dầm thép-bê tông hỗn hợp của công trình công cộng dài 50m, cao 8m (2tầng), thi công ở tĩnh không 24m thì áp dụng định mức nào để tính chi phí xây dựng.
Trả lời: Hiện tại chưa ban hành định mức lắp đặt loại dầm thép-bê tông hỗn hợp.
# III. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ XÂY DỰNG
# 1. Câu hỏi: Giá VLXD tại thời điểm điều chỉnh được xác định trên cơ sở công bố giá VLXD của địa phương phù hợp với thời điểm điều chỉnh và mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng công trình. Có thể hiểu "mặt bằng giá thị trường" là giá của các tỉnh lân cận tỉnh có gói thầu đang xây dựng được không?
Trả lời: Giá vật liệu xây dựng tại thời điểm điều chỉnh được xác định trên cơ sở công bố giá vật liệu xây dựng của địa phương phù hợp với thời điểm điều chỉnh và mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng công trình. Không quy định sử dụng giá tại các tỉnh lân cận với tỉnh có gói thầu xây dựng được coi là "mặt bằng giá thị trường".
# 2. Câu hỏi: Mức lương kỹ sư khảo sát thấp nhất (bậc 1) theo hướng dẫn tại Thông tư 13/2021/TT-BXD vùng 1 (175.000 đ/công), vùng 2 (160.714 đ/công) thấp hơn mức thấp nhất mức tối thiểu nhất theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP Vùng 1 (181.900 đ/công), Vùng 2 (161.323 đ/công).
Trả lời: Việc xác định đơn giá nhân công khảo sát chỉ sử dụng mức lương kỹ sư khảo sát bậc 2 trở lên nên mức lương kỹ sư khảo sát sẽ không thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng.
# 3. Câu hỏi: Hiện tại đối với Thông tư 13/2021/TT-BXD khi áp dụng cho các công trình đặc thù như ngành Điện, Viễn thông mà ngành đó chưa có hướng dẫn thì lương nhân công áp dụng như nào?
Trả lời: Hiện nay chưa có quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành hướng dẫn tiền lương nhân công xây dựng có tính đặc thù của ngành. Do vậy, việc xác định chi phí của các công trình chuyên ngành sử dụng tiền lương nhân công theo quy định chung.
# 4. Câu hỏi: Tại sao mức lương nhân công và mức lương kỹ sư ở các vùng trong bảng 4.2 Thông tư 13/2021/BXD lại tương đương về mặt giá trị?
Trả lời: Đối với một số công tác khảo sát, theo yêu cầu kỹ thuật khảo sát cần phải sử dụng kỹ sư khảo sát để trực tiếp thực hiện công việc của công nhân trực tiếp. Do vậy, mức lương kỹ sư trong trường hợp này cần được hiểu tương tự mức lương của công nhân để thực hiện công tác khảo sát.
# 5. Câu hỏi: Tại Thông tư 13/2021/TT-BXD hướng dẫn về tiền lương vẫn quanh mức 300 nghìn đồng/công, không phù hợp thực tế, đề nghị Ban soạn thảo giải thích tư tưởng khi đưa ra mức lương này?
Trả lời: Theo quy định, khi các địa phương căn cứ mức lương theo hướng dẫn tại Thông tư 13/2021/TT-BXD để tổ chức khảo sát, công bố đơn giá nhân công trên địa bàn. Theo đó, mức lương này được sử dụng cùng với hệ thống định mức dự toán để xác định đơn giá xây dựng công trình. Do vậy, mức lương này cần được hiểu như là "mức lương đầu vào" để xác định chi phí (đầu vào) của công trình. Ngoài ra, cơ chế quản lý hiện hành cho phép xác định đơn giá nhân công riêng của công trình nếu sử dụng đơn giá nhân công theo quy định không phù với với công trình.
# 6. Câu hỏi: Đơn giá lương chuyên gia tỉnh có công bố không? Tại Thông tư 11/2021/TT-BXD chỉ quy định mức cao nhất rất khó để áp dụng.
Trả lời: Thông tư 11/2021/TT-BXD không quy định địa phương phải công bố lương chuyên gia tư vấn. Mức lương chuyên gia tư vấn theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BXD được hiểu là mức trần. Khi xác định mức lương chuyên gia tư vấn cụ thể để áp dụng vào dự án, công trình cần phải đánh giá các điều kiện cần thiết để xác định (yêu cầu, tính chất công việc tư vấn; trình độ chuyên gia; khối lượng công việc cần thực hiện…).
# 7. Câu hỏi: Thông tư 13/2021/TT-BXD đã có hiệu lực. Trong khi chờ Sở Xây dựng ban hành đơn giá nhân công, đơn giá ca máy mới thì có được dùng đơn gia nhân công cũ không?
Trả lời: Trường hợp đơn giá nhân công, đơn giá ca máy của địa phương chưa ban hành theo quy định của Thông tư 13/2021/TT-BXD nhưng còn phù hợp thì có thể sử dụng các đơn giá này. Tuy nhiên, về trách nhiệm, các địa phương cần phải hướng dẫn kịp thời theo quy định Thông tư 13/2021/TT-BXD.
# 8. Câu hỏi: Theo quy định mới thì lương tư vấn và kỹ sư tính như nào? Địa phương có cần ban hành lại bảng lương theo 4 nhóm không? Và nếu có thì thời hạn ban hành như nào?
Trả lời: Đơn giá ngày công chuyên gia tư vấn xây dựng ban hành tại Thông tư 11/2021/TT-BXD sử dụng để xác định dự toán chi phí tư vấn đối với các công việc tư vấn chưa có định mức chi phí hoặc đã có định mức chi phí nhưng chưa phù hợp. Địa phương không phải công bố đơn giá ngày công chuyên gia tư vấn.
Việc công bố (bao gồm nội dung, tần suất) đơn giá nhân công xây dựng đã được quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BXD.
# 9. Câu hỏi: Ở tỉnh có cần ban hành đơn giá ngày công chuyên gia tư vấn xây dựng cho tỉnh hay không? Hay chỉ cần khi áp dụng, thì áp dụng trong khung quy định là được?
Trả lời: Địa phương không cần ban hành đơn giá ngày công chuyên gia tư vấn. Đơn giá ngày công chuyên gia tư vấn ban hành tại Thông tư 11/2021/TT-BXD áp dụng khi xác định dự toán chi phí tư vấn đối với các công việc tư vấn chưa có định mức chi phí hoặc đã có định mức chi phí nhưng chưa phù hợp.
# IV. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI VIỆC ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
# 1. Câu hỏi: Trong định mức chi phí tư vấn không nói đến chi phí thiết kế ý tưởng kiến trúc, trong khi với các nhà thầu thiết kế nước ngoài phần này họ định giá khá lớn bởi đó là chất xám nghiên cứu, hiện nay đã có hướng dẫn cách tính xác định giá thiết kế ý tưởng chưa?
Trả lời: Theo quy định của pháp luật xây dựng, thiết kế ý tưởng kiến trúc chưa được tách thành bước thiết kế riêng. Do vậy chi phí thiết kế ý tưởng kiến trúc đã được tính trong chi phí thiết kế sơ bộ, thiết kế cơ sở của dự án.
# 2. Câu hỏi: Chi phí để chủ đầu tư trực tiếp thẩm định các công việc xác định bằng 80% chi phí thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư và bổ sung thêm vào nguồn chi phí quản lý dự án. Chi phí này có được hiểu thay thế phí thẩm định theo Thông tư 210/2016/TT-BTC hay không?
Trả lời: Trong trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp thẩm định, chi phí thẩm định xác định bằng 80% chi phí thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư 12/2021/TT-BXD và không thay thế phí thẩm định tại Thông tư 210/2016/TT-BTC.
# 3. Câu hỏi: Trường hợp có thuê đơn vị tư vấn thẩm tra thì chi phí để chủ đầu tư thẩm định có được xác định bằng 15% chi phí thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư 12/2021/TT-BXD (tương tự công tác thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư đối với Báo cáo NCKT, Báo cáo KTKT) hay không?
Trả lời: Trường hợp có thuê đơn vị tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng thì chi phí thẩm định của chủ đầu tư đã được xác định trong chi phí quản lý dự án.
# 4. Câu hỏi: Chi phí thẩm định Báo cáo NCKT, Báo cáo KTKT của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư (Mục 4.5 Chương II Phần II Thông tư 12/2021/TT-BXD) có được hiểu chi phí này thay thế phí thẩm định theo Thông tư 209 của Bộ Tài chính hay không?
Trả lời: Chi phí thẩm định của Báo cáo NCKT, Báo cáo KTKT của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư không thay thế phí thẩm định tại Thông tư 209/2016/TT-BTC.
# 5. Câu hỏi: Chi phí quản lý của ban quản lý trực thuộc trung ương hoặc tỉnh có năng lực quản lý không thuê tư vấn có nhân hệ số 0.8 không hay vẫn giữ nguyên hệ số 1?
Trả lời: Hệ số 0,8 áp dụng trong trường hợp Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án (không thành lập Ban QLDA). Đối với các BQLDA trực thuộc trung ương hoặc tỉnh không thuê tư vấn mà trực tiếp quản lý dự án thì chi phí quản lý dự án tính theo định mức không phải điều chỉnh với hệ số 0,8.
# 6. Câu hỏi: Trường hợp lập dự toán gói thầu tư vấn giám sát thi công và quản lý hợp đồng thì sẽ làm thế nào vì Thông tư 12/2021/TT-BXD chỉ có định mức chi phí giám sát thi công mà không có nhiệm vụ quản lý hợp đồng?
Trả lời: Trường hợp được phép thuê tư vấn thực hiện giám sát thi công và quản lý hợp đồng thì chi phí bao gồm 2 phần: chi phí tư vấn giám sát thi công tính theo định mức tỷ lệ và chi phí tư vấn quản lý hợp đồng xác định bằng dự toán phù hợp với phạm vi công việc.
# 7. Câu hỏi: TMĐT đã đã được phê duyệt xác định chi phí theo Nghị định 112/2009/NĐ-CP, chi phí QLDA, tư vấn theo Quyết định 957/QĐ-BXD. Vậy việc thực hiện chi phí QLDA vẫn thực hiện theo TMĐT đã được phê duyệt đúng không?
Trả lời: Theo quy định, chi phí quản lý dự án đã được phê duyệt trong TMĐT là mức trần chi phí sử dụng cho quản lý dự án. Trường hợp vì các lý do bất khả kháng hoặc chi phí quản lý dự án không đủ chi phí để quản lý dự án thì chi phí quản lý dự án trong trường hợp này được xác định theo dự toán và được người quyết định đầu tư chấp thuận.
# 8. Câu hỏi: Trong nghị định, thông tư có hướng dẫn về chi phí QLDA: trường hợp đặc thù thì được lập dự toán chi tiết nhưng không hướng dẫn thế nào là đặc thù? Việc Lập dự toán chi tiết thực hiện ở bước nào? từ FS hay giai đoạn sau, nếu ở giai đoạn sau thì xử lý thế nào khi cao hơn giá trị trong TMĐT?
Trả lời: Hiện nay chưa có tiêu chí định lượng về dự án đặc thù. Tùy theo đặc điểm riêng của dự án để đánh giá tính đặc thù của dự án. Trong trường hợp này, cần phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để xử lý các vấn đề có liên quan đến chi phí quản lý dự án.
Về nguyên tắc nếu đã xác định tính chất đặc thù của dự án, chi phí QLDA được xác định trong bước lập dự án. Trường hợp dự toán chi phí quản lý dự án xác định sau khi dự án được duyệt và cao hơn giá trị trong tổng mức đầu tư thì báo cáo cấp quyết định đầu tư quyết định.
# 9. Câu hỏi: Phương pháp tính nội suy thì đã có công thức, tuy nhiên phương pháp tính ngoại suy cho những chi phí vượt khung Thông tư 12/2021/TT-BXD, đề nghị Viện Kinh tế xây dựng hướng dẫn cách tính để chủ đầu tư có thể lập dự toán gói thầu.
Trả lời: Thông tư 12/2021/TT-BXD không quy định xác định chi phí vượt khung bằng phương pháp ngoại suy. Trường hợp xác định chi phí tư vấn ngoài khung định mức tỷ lệ được ban hành thì thực hiện lập dự toán chi phí. Phương pháp lập dự toán đã được ban hành kèm tại Thông tư 11/2021/TT-BXD.
# 10. Câu hỏi: Đối với công việc tư vấn có giá trị được xác định theo định mức tỷ lệ thì phần Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định như thế nào?
Trả lời: Chi phí tư vấn được tính theo định mức tỷ lệ % đã bao gồm lợi nhuận của hoạt động tư vấn (thu nhập chịu thuế tính trước) nhưng chưa bao gồm thuế GTGT.
# 11. Câu hỏi: Tại Thông Tư 12/2021/TT-BXD, phần định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: những công trình cáp ngầm sẽ tính hệ số nội suy theo bảng CN1. Tuy nhiên phần Gxd + Gtb max là 500 tỷ. Nếu Gxd + Gtb> 500 tỷ sẽ xử lý hệ số nội suy thế nào? Lấy theo 500 tỷ, hay ngoại suy ngoài bảng, nếu ngoại suy ngoài bảng sẽ tính như thế nào?
Trả lời: Trong trường hợp như câu hỏi đặt ra, chi phí tư vấn xác định bằng cách lập dự toán chi phí.
# 12. Câu hỏi: Chi phí lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là trong khoản mục chi phí tư vấn nhưng trong Thông tư 12/2021/TT-BXD không chỉ rõ cách tính, trong Luật Đầu công cũng không có thì tính như thế nào ạ?
Trả lời: Công việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư không thuộc phạm vi điều tiết của Luật Xây dựng nên Thông tư 12/2021/TT-BXD không hướng dẫn xác định chi phí này. Tuy nhiên, việc xác định các khoản mục chi phí tư vấn lập đề xuất chủ trương đầu tư có thể sử dụng hướng dẫn của Thông tư số 12 để xác định.
# 13. Câu hỏi: Nếu dự án có nhiều loại công trình (hạ tầng kỹ thuật, dân dụng...) thì Chi phí quản lý dự án xác định như thế nào?
Trả lời: Chi phí QLDA xác định theo quy mô chi phí xây dựng, chi phí thiết bị trong TMĐT của dự án. Trường hợp dự án bao gồm nhiều loại công trình thì loại dự án được xác định theo quy định về phân loại dự án. Khi đó, căn cứ loại dự án đã xác định để tính toán chi phí quản lý dự án tương ứng với định mức chi phí quản lý dự án theo quy định.
# 14. Câu hỏi: Trong TMĐT, chi phí thuê tư vấn QLDA thuộc mục Chi phí QLDA hay thuộc Chi phí tư vấn ĐTXD?
Trả lời: Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chi phí tư vấn quản lý dự án thuộc khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
# 15. Câu hỏi: Chi phí thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại đâu?
Trả lời: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện nhiệm vụ thẩm định được hưởng phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ thẩm định được hưởng chi phí thẩm định theo quy định của Bộ Xây dựng.
# 16. Câu hỏi: Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng cũng là cơ quan tham mưu của chủ đầu tư mà không thuê tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán thì được hưởng phí thẩm định (Thông tư 209/2016/TT-BTC) hay chi phí thẩm định của chủ đầu tư (80%) chi phí thẩm tra hay hưởng cả hai?
Trả lời: Về nguyên tắc, trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng đồng thời là cơ quan tham mưu của chủ đầu tư nếu trực tiếp thực hiện thẩm định (không thuê tư vấn thẩm tra) chi phí thẩm định trong trường hợp này xác định theo dự toán.
# 17. Câu hỏi: Theo Thông tư 12/2021/TT-BXD thì Chi phí QLDA xác định theo định mức tỷ lệ có bao gồm thuế GTGT không? Trường hợp thuê tư vấn thì có tính thuế GTGT và giá trị sau thuế này phải thấp hơn giá trị tra theo định mức đúng không?
Trả lời: Chi phí QLDA trong Tổng mức đầu tư xác định trên cơ sở chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế GTGT) và định mức tỷ lệ do Bộ Xây dựng ban hành, không tính thêm thuế GTGT.
Chi phí thuê tư vấn QLDA có tính thuế VAT.
Tổng chi phí QLDA do chủ đầu tư thực hiện và chi phí QLDA do tư vấn QLDA thực hiện không vượt chi phí QLDA được xác định theo quy định.
# 18. Câu hỏi: Trong Nghị định 10/2021/NĐ-CP có ghi nội dung công việc tư vấn gồm "Tư vấn quản lý dự án", vậy chi phí trên sẽ được đưa xuống mục Chi phí tư vấn hay vẫn thuộc Chi phí QLDA?
Trả lời: Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí tư vấn quản lý dự án thuộc khoản mục Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
# 19. Câu hỏi: Chi phí đo vẽ bản đồ GPMB có thể đưa vào chi phí khác của dự án không?
Trả lời: Chi phí này đưa vào khoản mục Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong TMĐT.
# 20. Câu hỏi: Nếu cơ quan chuyên môn giờ không thẩm định ra con số của dự toán như NĐ 59 thì với những chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư không có cơ quan chuyên môn để thẩm định thì phải thuê chuyên gia, vậy chi phí đó được tính như thế nào?
Trả lời: Quá trình thẩm định, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư được phép thuê chuyên gia tham gia thẩm định. Trong trường hợp này, chi phí thuê chuyên gia tham gia thẩm định xác định bằng dự toán phù hợp với phạm vi nhiệm vụ được giao.
# 21. Câu hỏi: Công trình sử dụng vốn ODA có ký hợp đồng tư vấn chung gồm nhà thầu nước ngoài và Việt Nam. Như vậy, khi thẩm định, phê duyệt chi phí tư vấn thì có phải tách riêng phần nước ngoài và phần Việt Nam không? Phần Việt Nam thì Chủ đầu tư và Cơ quan chuyên môn về xây dựng sẽ thẩm định và phê duyệt như Nghị định 15/2021/NĐ-CP; phần nước ngoài thì cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư sẽ thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt có đúng không?
Trả lời: Theo quy định, tùy theo hình thức thuê tư vấn nước ngoài, chi phí tư vấn được xác định tương ứng với hình thức thuê tư vấn nước ngoài. Trường hợp đặt ra của câu hỏi được hiểu rằng đây là gói thầu có sự tham gia của nhà thầu tư vấn nước ngoài và nhà thầu tư vấn trong nước. Do vậy, việc thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí trong trường hợp này cần tuân thủ quy định liên quan đến thẩm quyền quản lý chi phí thuê tư vấn nước ngoài.
# 22. Câu hỏi: Nếu dự án có nhiều loại công trình thì tính giá trị Chi phí chung như thế nào?
Trả lời: Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều loại công trình thì định mức tỷ lệ (%) chi phí chung trong dự toán xây dựng được xác định theo loại công trình tương ứng với chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt.
# 23. Câu hỏi: Tại Thông tư 11/2021/TT-BXD, theo mục 1.2.2 xác định chi phí chung theo nhân công (bảng 3.2) thì dự toán phần xây dựng (móng, xây) của công trình trạm biến áp và Đường dây có được tính theo chi phí nhân công không?
Trả lời: Định mức chi phí chung của dự toán phần xây dựng của công trình xây lắp đường dây và trạm biến áp tính trên chi phí nhân công.
# 24. Câu hỏi: Xin hỏi về lương tư vấn nước ngoài: Nếu dự án vốn vay ADB, nhưng chuyên gia quốc tịch Lào thì tính dự toán lương theo Quốc tịch hay quy định nào khác ạ. Đồng thời nếu phê duyệt dự toán mức lương thấp dẫn đến không đàm phán được hợp đồng với TVNN thì có phải thẩm định điều chỉnh lại dự toán không ạ.
Trả lời: Cơ sở xác định tiền lương chuyên gia tư vấn đã được quy định tại Phụ lục VI Thông tư 11/2021/TT-BXD (Điểm b, khoản 1, mục III). Trường hợp không đàm phán được hợp đồng thì chủ đầu tư xử lý tình huống theo quy định của pháp luật về Đấu thầu (Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP).
# 25. Câu hỏi: Theo Mẫu số 04, Mẫu số 05 và Mẫu số 06Phụ lục số X Thông tư số 11/2021/TT-BXD quy định thẩm tra, thẩm định dự toán xây dựng công trình độc lập. Vậy công trình độc lập là công trình được hiểu như thế nào và Mẫu số 06 có phải là mẫu báo cáo thẩm định của chủ đầu tư không.
Trả lời: Các mẫu báo cáo thẩm tra, thẩm định dự toán tại Thông tư số 11/2021/TT-BXD là quy định thẩm tra dự toán của công trình thuộc dự án. Việc phân định công trình trong dự án căn cứ theo quyết định phê duyệt dự án. Các mẫu báo cáo này không quy định thuật ngữ "Công trình độc lập".
# 26. Câu hỏi: Trong phần định mức xây dựng, có những công tác nào mới bổ sung định mức, những công tác nào điều chỉnh định mức so với trước?
Trả lời: Viện Kinh tế xây dựng đã tổng hợp những nội dung thay đổi của định mức dự toán ban hành tại Thông tư 12/2021/TT-BXD so với định mức dự toán đã ban hành tại Thông tư 10/2019/TT-BXD trên Website của Viện Kinh tế xây dựng.
# 27. Câu hỏi: Doanh nghiệp tư vấn có trách nhiệm cung cấp dữ liệu về định mức cho cơ quan QLNN không? Có gì khác với Luật DN không?
Trả lời: Trách nhiệm chủ đầu tư gửi kết quả xác định định mức về cơ quan chuyên môn về xây dựng đã được quy định tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP. Đối với các tổ chức, cá nhân khác, Nghị định khuyến khích tự tổ chức xác định các định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh và gửi kết quả về cơ quan chuyên môn về xây dựng để phục vụ công tác quản lý nhà nước. Quy định này được hiểu là không bắt buộc doanh nghiệp tư vấn thực hiện trách nhiệm cung cấp dữ liệu về định mức cho cơ quan quản lý nhà nước.
# 28. Câu hỏi: Gói thầu tư vấn giám sát thi công và quản lý hợp đồng cần thuê tư vấn nước ngoài, trong nước thì cơ sở xác định khi lập tổng mức đầu tư sẽ tính thế nào? theo Thông tư 12/2021/TT-BXD định mức tính trên chi phí XD trước thuế như vậy làm thế nào tính toán chi phí cho tư vấn trong nước, nước ngoài.
Trả lời: Trường hợp gói thầu tư vấn giám sát thi công và quản lý hợp đồng cần thuê tư vấn nước ngoài, trong nước thực hiện thì khi xác định tổng mức đầu tư, chi phí tư vấn của gói thầu này xác định theo dự toán.
# 29. Câu hỏi: Tại PL8 của Thông tư 12/2021/TT-BXD, trường hợp chủ đầu tư tổ chức gói thầu mua sắm thiết bị tách riêng với gói thầu lắp đặt thì chi phí thiết bị trong công thức tính chi phí giám sát lắp đặt thiết bị là chi phí của gói thầu lắp đặt thiết bị hay là tổng chi phí của gói mua sắm và lắp đặt?
Trả lời: Trong trường hợp này, chi phí giám sát lắp đặt thiết bị được xác định theo giá trị của phần thiết bị và lắp đặt thiết bị.
# 30. Câu hỏi: Chi phí đi thuê tư vấn QLDA trong nước thuộc chi phí tư vấn hay chi phí quản lý dự án? Trong phần II Phụ lục VIII Thông tư 12/2021/TT-BXD không ghi công thức nội suy vậy các bảng trong phần II Thông tư 12 khi tính chi phí có phải nội suy không?
Trả lời: Chi phí thuê tư vấn QLDA thuộc khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
Thuyết minh áp dụng chung (Phần I) đã quy định định mức chi phí tư vấn và quản lý dự án đầu tư xây dựng được ban hành tại Thông tư 12/2021/TT-BXD khi tính phải nội suy theo quy mô chi phí.